Chào mừng bạn đến với MongCaiGreen - Classic Roses and Tools Garden ! Hotline: 0398-25-52-52

[tintuc]

Bệnh đốm lá Phyllosticta phổ biến hơn bệnh đốm đen và thán thư đối với cây hồng, bệnh đốm lá thường bẳt đầu xuất hiện và gây hại phố biến ở phần chóp lá hoặc rìa lá hồng, sau đó vết bệnh sẽ lan dẩn vào trong phiến lá.
Triệu chứng bệnh đốm lá Phyllosticta trên hoa hồng
Triệu chứng bệnh đốm lá Phyllosticta trên hoa hồng

Các dấu hiệu nhận biết bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta trên cây hồng

Khi bệnh xuất hiện bắt đầu từ chóp lá, vết bệnh thường có dạng hình chữ V ngược, màu nâu nhạt hoặc nâu đậm tùy theo giai đoạn phát triển của vết bệnh, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện đường viền dày, màu tím nhưng không đều, đôi khi đường viền không thế hiện rõ rệt.
Hình 1.12 Triệu chứng và nấm Phyllosticta sp. gây bệnh đốm lá trên hồng (A & B: Triệu chứng bệnh trên lá; C: Phẫu thức ổ nấm; D: Bào tử)

Khi quan sát trên bề mặt mô bệnh sẽ thấy nhiều chấm nhỏ li ti nằm rãi đều trên mô bệnh, các chấm này hơi nhô lên và có màu đen, đó là các ổ nấm (pycnidia) của nấm gây bệnh. Các chấm đen này đều xuất hiện ở cả hai mặt lá, tuy nhiên xuât hiện ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới, vết bệnh thường có xu hướng lan nhanh vào trong phiến lá về phía cuống lá và lây lan sang các lá lân cận. Khi cây bị bệnh nặng, một thời gian sau toàn bộ lá bệnh sẽ cháy khô và hơi bị cong ở phần mô bị bệnh, nhưng lá bệnh vẫn còn đính trên thân cây. Bệnh ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây làm cây phát triển kém.
Bệnh được xác định do nấm Phylosticta sp. gây ra (Barnett và Hunter 1998). Ổ nấm có hình cầu, màu nâu đen, vách dày và đều nhau, nằm trong mô. Trong ổ nấm có chứa nhiều bào tử nấm, hình trứng, đơn bào, không màu.

Phòng trị bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta trên hoa hồng

Để phòng bệnh phải sử dụng cây giống sạch bệnh, thường xuyên cắt tỉa cành lá đế tạo sự thông thoáng, trồng cây trong điều kiện có ánh sảng đây đủ, bón phân cân đối, tránh bón nhiều phân đạm, không nên tưới nước vào trời tối để tránh tạo ẩm độ cao.
Khi mới phát hiện bệnh cần cách ly cây bệnh, cắt và tiêu hủy lá bị bệnh, nếu bệnh có khuynh hướng lây lan và phát triển mạnh khi điều kiện thời tiết thuận lợi có thể sử dụng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất hexaconazole hoặc kết hợp 2 hoạt chất propiconazole và difenoconazole,. ..
Trước mắt, có thể sử dụng các loại thuốc đang bán trên thị trường như Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Canazole super 320EC,… phun ướt đều bề mặt lá theo đúng liều lượng do nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì.
Nguồn: Đánh máy lại từ Sách Dịch hại trên hoa hồng của GS. TS Nguyễn Thị Thu Cúc, PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy  (ĐHCT)
[/tintuc]